Những điều cần biết về bệnh ngón tay cò súng (hội chứng ngón tay bật)

Ngón tay cò súng hay còn gọi là ngón tay bật, ngón tay lò xo là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đau nhức tay ở cả người lớn và trẻ em. Hội chứng này ảnh hưởng đến cử động của ngón tay, khiến ngón tay khó duỗi thẳng và cản trở sinh hoạt, công việc của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thông tin tổng quan nhất về ngón tay cò súng. Hãy theo dõi để biết được các triệu chứng, biện pháp khi gặp phải ngón tay cò súng nhé.

Ngón tay cò súng là gì?

Ngón tay cò súng (ngón tay bật) là một hội chứng phổ biến mà ít người nhận ra. Mặc dù không phải bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng nó tạo sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù hội chứng này có từ lâu, nhưng ít ai tìm hiểu và biết được bản chất thực sự của nó.

Ngón tay cò súng là tình trạng một trong các ngón tay bị cứng, bị kẹt ở vị trí cong, gây khó khăn hoặc đau khi duỗi. Người bệnh không làm chủ được cách điều khiển nên ngón tay có thể từ vị trí gập được duỗi thẳng ra một cách nhanh chóng, do đó trông giống như thao tác kéo cò súng.

Đây là tình trạng viêm bao gân, xảy ra khi trạng viêm làm thu hẹp không gian bên trong các lớp bao quanh gân ngón tay bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng nghiêm trọng thì có thể nó sẽ bị “khóa” và ngón tay của bạn sẽ không thể duỗi thẳng trở lại.

Ngón tay cò súng là tình trạng một trong các ngón tay bị cứng, bị kẹt ở vị trí cong, gây khó khăn hoặc đau khi duỗi
Ngón tay cò súng là tình trạng một trong các ngón tay bị cứng, bị kẹt ở vị trí cong, gây khó khăn hoặc đau khi duỗi

Biểu hiện của ngón tay cò súng

Để biết được bản thân có mắc hội chứng này hay không, các bạn có thể đối chiếu với các biểu hiện sau đây:

  • Biểu hiện đầu tiên là ngón tay có cảm giác cứng, khó khăn trong việc gập lại. Mỗi khi bạn duỗi thẳng ngón tay thì sẽ nghe tiếng “cục” và tại khu vực phát ra tiếng đó có một u nhỏ ở dưới. Đó là nơi gân bị kẹt khiến cho bạn khó khăn trong việc cử động, duỗi gấp ngón tay.
  • Nếu không được điều trị ở giai đoạn đầu tiên, thì ngón tay sẽ trở nặng hơn. Khi đó bắt đầu gặp tình trạng ngón tay bị kẹt lại, không thể cử động được. Lúc này bạn sẽ phải dùng lực từ bàn tay còn lại để kéo ngón tay kia ra. 
  • Nặng nhất là khi ngón tay đã bị kẹt hoàn toàn và không thể duỗi ra được nữa.

Các bạn nên chú ý các biểu hiện trên để tìm phương pháp điều trị kịp thời. Có thể thử duỗi, gấp ngón tay để kiểm tra. Thông thường thì triệu chứng này gặp ở những ngón làm việc nhiều hơn như ngón cái, ngón trỏ. Có nhiều trường hợp nó sẽ xảy ra cùng lúc với nhiều ngón trên cùng một bàn tay hoặc cả hai bàn tay.

Biểu hiện của ngón tay cò súng
Biểu hiện của ngón tay cò súng

Nguyên nhân bị ngón tay cò súng

Mặc dù trong các nghiên cứu có chỉ ra nhóm đối tượng dễ gặp hội chứng ngón tay bật. Nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gặp phải hội chứng này mà không nằm trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Các nguyên nhân chính dẫn đến ngón tay bật như sau:

  • Độ tuổi: Những người độ tuổi trên 40 khi không được bổ sung đủ chất. Khiến cho các vùng khớp, bao gân gấp không được khoẻ mạnh, dẫn đến viêm sưng.
  • Nguy cơ nghề nghiệp: Đối với những người làm việc sử dụng bàn tay nhiều hơn, tần suất lập lại nhiều ở mức độ cao. Ví dụ như thợ may, thợ mổ, nhân viên đánh máy, đánh đàn. Việc sử dụng điện thoại quá nhiều cũng sẽ dẫn đến hội chứng này ở người trẻ tuổi.
  • Ảnh hưởng bệnh lý: Một số khác gặp các bệnh lý về viêm ống cổ tay, viêm khớp, gút, tiểu đường,.. cũng sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng là ngón tay cò súng.

Với các nguyên nhân này, các bạn có thể phòng tránh được nó nếu là do ảnh hưởng nghề nghiệp. Nhưng với các yếu tố khác thì khó tránh khỏi và nên lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý.

Đặc thù nghề nghiệp có thể dẫn đến tình trạng ngón tay cò súng
Đặc thù nghề nghiệp có thể dẫn đến tình trạng ngón tay cò súng

Đối tượng thường mắc hội chứng ngón tay cò súng

  • Mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh ngón tay cò súng nhưng bệnh thường gặp phải ở những người trên 45 tuổi và ở nữ nhiều hơn nam.
  • Bệnh được cho là nguy cơ nghề nghiệp của nha sĩ, thợ may và thợ mổ gia súc.
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: cầm nắm nặng, nghề nghiệp hoặc sở thích liên quan đến việc nắm chặt tay lặp đi lặp lại hoặc kéo dài có thể làm tăng nguy cơ chấn thương ngón trỏ.
  • Một số tình trạng sức khỏe: Những người mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, bệnh thận mạn, suy giáp,…có nguy cơ mắc ngón tay cò súng cao hơn.
Người có tình trạng sức khỏe yếu hay mắc phải bệnh ngón tay cò súng
Người có tình trạng sức khỏe yếu hay mắc phải bệnh ngón tay cò súng

Các giai đoạn ngón tay cò súng

Để biết được phương pháp điều trị, thì đầu tiên các bạn cần phải nhận biết được giai đoạn của bệnh. Tuỳ theo giai đoạn mình gặp phải cũng như các triệu chứng mà sẽ có hướng điều trị khác nhau. Các giai đoạn được bác sĩ đưa ra cho hội chứng này bao gồm 4 mức độ:

  • Giai đoạn 1: Cảm giác đau mặt lòng, vị trí ròng rọc A1, gân gấp ngón tay bắt đầu khó chịu. Đây là mức độ đầu tiên và thấp nhất, nhưng thường bị bỏ qua và ít người quan tâm.
  • Giai đoạn 2: Ngón tay bắt đầu bị vướng và khó duỗi, gấp bình thường.
  • Giai đoạn 3: Ngón tay bị khóa, chỉ có thể cử động duỗi hoặc gấp khi có hỗ trợ từ bàn tay còn lại.
  • Giai đoạn 4: Ngón tay đã bị khoá cố định, không thể dùng lực tác động để kéo nó ra được nữa.

Rất nhiều người bỏ qua giai đoạn 1, 2 vì cho rằng đó chỉ là một vài chứng đau khớp thông thường. Tuy nhiên, việc không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến cấp độ 3 và 4, lúc này các phương pháp điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn.

Tuỳ theo từng giai đoạn phát hiện triệu chứng để có cách điều trị thích hợp
Tuỳ theo từng giai đoạn phát hiện triệu chứng để có cách điều trị thích hợp

Phương pháp điều trị ngón tay cò súng

Như đã nói thì tuỳ vào các giai đoạn mà sẽ có liệu pháp điều trị thích hợp. Nhưng do đa phần các ca đến khám thì đều ở mức độ nặng là giai đoạn 3 hoặc 4. Vậy nên cần phải điều trị kết hợp 2 phương pháp chính là dùng thuốc và tiểu phẫu. 

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn là người bệnh sẽ được dùng thuốc để khắc phục tình trạng ngón tay cò súng. Nhưng khi ở mức độ nặng, thì phương pháp này không có hiệu quả cao. Thông thường khi đến khám thời gian đầu, các bạn sẽ được yêu cầu điều trị với các phương pháp sau:

  • Nghỉ ngơi: Triệu chứng nhẹ và không quá nặng thì bác sĩ sẽ đề nghị đeo nẹp ngón tay. Đây là cách để giữ cho ngón tay trong tư thế trung tính và không hoạt động nhiều. Lâu dần sẽ giúp khắc phục những triệu chứng gặp phải ở ngón tay cò súng.
  • Dùng thuốc: Bên cạnh đó thì người bệnh sẽ được dùng thêm thuốc kháng viêm non – steroid. Loại thuốc này sẽ giúp giảm đâu, tránh tình trạng viêm nặng.
  • Tiêm thuốc: Nếu các bạn không uống thuốc được thì có thể chọn tiêm corticosteroid – kháng viêm mạnh. Thuốc được tiêm vào chỗ gân bị đau, làm giảm tình trạng đau nhức và viêm nặng.

Thời gian đầu tới khám, thì đây là những phương pháp nhẹ cho người bệnh. Các bạn sẽ được bác sĩ tư vấn tình trạng và có hướng điều trị thích hợp hơn.

Trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả thì cần phải điều trị phẫu thuật
Trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả thì cần phải điều trị phẫu thuật

Điều trị tiểu phẫu

Đối với điều trị tiểu phẫu thì sẽ được chỉ định khi điều trị bảo tồn thất bại. Nếu các bạn dùng thuốc, tiêm thuốc thời gian dài nhưng không khắc phục được tình trạng thì sẽ được chỉ định tiểu phẫu. 

Khi thực hiện tiểu phẫu, bác sĩ sẽ mở rộng đường đi cho gân, giúp cho gân gập dễ cử động hơn. Chỉ với một đường mổ nhỏ từ 1 đến 1.5cm ở khu vực lòng bàn tay. Sau tiểu phẫu, bệnh nhân có thể về nhà để nghỉ ngơi mà không cần nhập viện theo dõi. Một cuộc tiểu phẫu thì chỉ kéo dài 15 đến 20 phút mà thôi.

Liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn kỹ càng
Liên hệ với bác sĩ Thanh Tùng điều trị để được tư vấn kỹ càng

Những điều cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật

  • Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế

+ Cung cấp thẻ BHYT/BHCC nếu có để đảm bảo quyền lợi trong quá trình điều trị.  

+ Cung cấp bệnh án dị ứng với thuốc, thức ăn, nước uống. 

+ Cung cấp tiền sử các bệnh lý đã có từ trước như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, viêm dạ dày, viêm đường thở (ho, viêm họng, sổ mũi). 

+ Cung cấp thông tin về các loại thuốc đã sử dụng: thuốc chống đông máu, thuốc chống dị ứng, hen suyễn, v.v.

+ Nếu bệnh nhân là nữ cần cung cấp thông tin về vấn đề kinh nguyệt, nghi ngờ có thai.

Một số điều cần lưu ý trước khi tiến hành phẫu thuật ngón tay cò súng
Một số điều cần lưu ý trước khi tiến hành phẫu thuật ngón tay cò súng
  • Điều cần thực hiện trước mổ để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật

+ Có sự chăm sóc của gia đình và người nhà

+ Nếu bạn muốn dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào ngoài những loại được bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ. 

+ Tất cả các xét nghiệm tiền phẫu như sau cần được thực hiện: công thức máu toàn bộ, chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng thận, HIV, viêm gan B, chụp X-quang phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim. 

+ Cần nhịn ăn hoàn toàn ít nhất 6 tiếng trước khi phẫu thuật (uống nước, sữa, cà phê, kể cả nhai kẹo cao su). Nếu ăn uống phải thông báo cho nhân viên y tế. 

+ Cởi bỏ vật dụng cá nhân, răng giả, kính áp tròng, lông mi giả (nếu có) giao cho người thân cất giữ hoặc để lại văn phòng nếu không có mặt. 

+ Cắt ngắn, tẩy sơn móng tay (nếu có), búi tóc gọn gàng đối với nữ.

+ Tắm sạch trước khi điều trị. 

+ Hãy đi tiểu trước khi mổ. 

  • Những vấn đề nhân viên y tế sẽ giải quyết cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật

+  Ký cam kết trước khi phẫu thuật:

  • Bệnh nhân trên 18 tuổi được ký cam kết. Cha mẹ/vợ/chồng có thể ký vào bản cam kết nếu bệnh nhân quá mệt không thể ký. 
  • Trẻ em dưới 18 tuổi cần có chữ ký của cha mẹ trước khi phẫu thuật. 

+ Truyền dinh dưỡng giúp người bệnh giảm cảm giác đói, khát khi nhịn ăn hoặc chờ mổ. 

+ Dùng kháng sinh trước phẫu thuật. 

+ Bạn sẽ được nhân viên y tế chuyển đến phòng mổ bằng xe lăn.

Cần kí cam kết trước khi phẫu thuật
Cần kí cam kết trước khi phẫu thuật

Một số lưu ý sau khi tiến hành phẫu thuật ngón tay cò súng

Sau khi phẫu thuật ngón tay cò súng xong, bạn nên quan sát để ý tình hình vết thương của mình. Dưới đây là những lưu ý hữu ích dành cho người vừa mới phẫu thuật.

Biểu hiện bình thường

  • Đau vết mổ: Cơn đau giảm dần. 
  • Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, ít hoặc không có nước hoặc máu có thể thấm vào băng, lượng máu này giảm dần và khô lại.

Các biến chứng 

  • Vết cắt nhiều chỗ đau không chịu nổi. 
  • Tê đầu ngón tay. Vết thương thấm đẫm máu tươi khắp nơi băng bó. 
  • Có triệu chứng sưng tấy kèm theo sốt, đau tại vết mổ.

Chế độ ăn uống

  • Sau mổ, khi người bệnh không còn cảm giác chóng mặt, buồn nôn và có thể ăn uống bình thường thì tăng cường các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, sữa, trứng, đồng thời bổ sung thêm các loại rau, củ, quả, vitamin,… là điều nên làm. Thêm cam và chanh…
  • Chế độ ăn uống tránh các chất kích thích như tiêu, cay, ớt, rượu, bia. Không hút thuốc, vì nó làm chậm quá trình lành vết thương và hạn chế hiệu quả của thuốc.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi

Chế độ vận động

  • Bệnh nhân có thể ngồi và đi lại chậm nếu không có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nôn ngay sau mổ. Những ngày hôm sau vận động như bình thường. 
  •  Giơ tay lên để giảm sưng tại vết mổ và tăng lưu lượng máu để vết thương mau lành.

Chế độ sinh hoạt

  • Mặc áo bệnh viện và thay hàng ngày để giữ vệ sinh và tránh nhiễm trùng vết mổ. 
  • Bạn có thể tắm, nhưng không được làm ướt vết thương, vì nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Cách chăm sóc vết mổ 

  • Dưới sự giám sát của y tá và bác sĩ, bạn phải thay băng mỗi ngày một lần tại bệnh viện hoặc đăng ký dịch vụ băng của bệnh viện. Nếu bệnh nhân ở xa bệnh viện thì thay băng tại cơ sở y tế địa phương. 
  • Giữ vết mổ sạch sẽ, khô ráo. Nếu băng bị ướt, hãy thay băng ngay lập tức. 
  • Vết rạch được thực hiện từ 7-10 ngày sau ngày phẫu thuật. 
Chăm sóc sau tiểu phẫu ngón tay cò súng
Chăm sóc sau tiểu phẫu ngón tay cò súng

Tái khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường

  • Cơn đau không thuyên giảm ngay cả sau khi uống thuốc, sưng tấy nghiêm trọng tại vết mổ hoặc chảy mủ từ vết mổ. 
  • Tay bị tê, yếu sau phẫu thuật.

Thời gian điều trị ngón tay cò súng

Thời gian điều trị ngón tay cò súng sẽ tuỳ thuộc vào phương pháp điều trị, tình trạng ngón tay. Đối với người có dấu hiệu, triệu chứng nhẹ thì sẽ điều trị bảo tồn khoảng 10 đến 15 ngày. Bác sĩ sẽ nẹp ngón tay và tiêm thuốc giảm đau trong khoảng thời gian đó để điều trị. 

Đối với bệnh nhân ở giai đoạn có mức độ nặng hơn, ngón tay đã gặp triệu chứng thời gian dài. Các bạn buộc phải tiểu phẫu thì thời gian thực hiện tầm 15 đến 20 phút như đã nói. Sau đó chỉ cần từ 7 đến 10 ngày là vết mổ sẽ bình thường trở lại. Khi bác sĩ khám và nhận thấy vết khâu đã lành thì sẽ cắt chỉ và ngón tay sẽ hoạt động lại như bình thường.

Mổ ngón tay cò súng bao nhiêu tiền?

Mổ ngón tay cò súng là cuộc tiểu phẫu nhỏ, nên giá cả chi phí cũng không quá đắt. Thông thường, một cuộc tiểu phẫu cho một ngón sẽ có chi phí 2 triệu đồng. Nếu mổ nhiều ngón cùng lúc thì mỗi ngón thêm mức chi phí là 1 triệu đồng/ ngón. Ví dụ 2 ngón tay cò súng chi phí 3 triệu đồng, 3 ngón 4 triệu đồng

Đối với các bệnh viện công hay tư nhân cũng sẽ chênh lệch khác nhau. Tuỳ theo nhu cầu và lựa chọn dịch vụ, nếu chọn bảo hiểm, đúng tuyến, trái tuyến cũng có giá khác nhau. Các bạn nên đến các bệnh viện để được tư vấn kỹ hơn về giá cả.

Phòng ngừa ngón tay cò súng

Trước khi phải đến các phòng khám, bệnh viện vì triệu chứng ngón tay cò súng, các bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa, phòng tránh nó. Nếu chưa xuất hiện những triệu chứng của loại bệnh này, thì có thể tham khảo các bài tập cho bàn tay. Những bài tập này giúp cho khớp ngón tay được thư giãn, không bị đơ cứng. Ví dự như nắm tay lại rồi mở ra, gập duỗi từng ngón tay, cho ngón tay đi bộ,…

Một số bài tập phòng tránh ngón tay cò súng
Một số bài tập phòng tránh ngón tay cò súng

Nên hạn chế làm việc quá sức đối với bàn tay, khiến cho các ngón phải gồng mạnh. Đặc biệt là vối môi trường có nhiệt độ thấp, làm việc cường độ cao và dày đặc. Các ngón tay sẽ dễ bị tê liệt và dẫn đến viêm bao gân, gây ra các triệu chứng của ngón tay cò súng.

Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế cầm bấm điện thoại, đánh máy quá lâu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngón tay bật ở người trẻ tuổi. Khi cảm giác ngón tay bị tê thì nên để nó nghỉ ngơi, thư giãn, thực hiện các bài tập bài tay. 

Kết luận

Ngón tay cò súng hay ngón tay bật là một trường hợp dễ gặp phải ở nhiều đối tượng. Nhất là người làm việc cần sử dụng đến bàn tay nhiều, người lớn tuổi, ít vận động,… Để điều trị cho ngón tay cò súng thì không mất quá nhiều thời gian, tiểu phẫu không quá phức tạp. Tuy nhiên chúng ta nên phòng tránh và ngăn ngừa nó. Nếu thấy có biểu hiện sớm ở giai đoạn 1, 2 thì nên đến các bệnh viên để được khám và điều trị kịp thời.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối ngay với chúng tôi