Hội chứng De Quervain – 5 bài tập phục hồi tay tại nhà

Hội chứng De Quervain được biết đến là một hội chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên. Khi mắc phải hội chứng de quervain, bệnh nhân có thể sẽ bị đau khi vận động xoay cổ tay, nắm bất cứ vật gì hoặc khi nắm chặt tay lại. Vậy nguyên nhân nào gây nên Hội chứng De Quevain? Những biện pháp điều trị khi bị hội chứng De Quevain là gì?

Khi mắc phải hội chứng de quervain, bệnh nhân có thể sẽ bị đau khi vận động xoay cổ tay, nắm bất cứ vật gì
Khi mắc phải hội chứng de quervain, bệnh nhân có thể sẽ bị đau khi vận động xoay cổ tay, nắm bất cứ vật gì

Hội chứng De Quervain là gì?

Nếu đã từng tìm hiểu về bệnh viêm bao gân cổ tay, chắc hẳn mọi người đã từng nghe qua về hội chứng De Quervain. Khi mắc bệnh, bạn sẽ đối mặt với cảm giác đau nhức ở vùng cổ tay bởi vì gân dạng duỗi ngón cái chịu tổn thương nghiêm trọng. Do ảnh hưởng của tình trạng viêm nhiễm, bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, cảm giác đau nhức, khó chịu thường xảy ra mỗi khi chúng ta xoay cổ tay hoặc cầm các đồ vật bằng tay.

Hội chứng De quervain khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, đặc biệt các chị em nội trợ hay nhân viên văn phòng rất dễ mắc phải. bệnh viêm gân de quervain là tình trạng viêm gân ngón cái dài và duỗi ngón cái ngắn

Hội chứng De quervain khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi
Hội chứng De quervain khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi

Nguyên nhân gây nên hội chứng De quervain là gì?

Mặc dù hiện nay hội chứng de quervain vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh nhưng tuy nhiên bất kì hoạt động nào dựa vào hoạt động cử động của bàn tay hay cổ tay khi được lặp đi lặp lại nhiều lần đều có thể gây nên bệnh.

  • Một số công việc như: công việc nội trợ, làm vườn, chơi golf hay chơi thể thao bằng vợt hoặc phụ nữ có thai và việc bế em bé lâu,… Nếu những công việc này lặp đi lặp lại nhiều lần thì bạn sẽ rất bị mắc hội chứng de quervain.
  • Những người làm văn thư, lắp ráp và công việc thủ công,… hay phải hoạt động tay nhiều.
  • Các tình trạng tổn thương viêm khớp như thấp khớp, thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến tình trạng viêm của bao gân và gân ngón cái.
  • Một số yếu tố khác như chấn thương dẫn đến hình thành các sẹo cũng ảnh hưởng đến sự trượt của gân này.
  • Các chị em phụ nữ thường xuyên làm việc nhà, vận động cổ tay, bàn tay. Bên cạnh đó, nhiều số liệu thống kê cho thấy phụ nữ đang mang bầu cũng có nguy cơ bị viêm bao gân cổ tay, ảnh hưởng tới khả năng vận động.
Nguyên nhân gây nên hội chứng De quervain
Nguyên nhân gây nên hội chứng De quervain
  • Một trong những nguyên nhân gây viêm bao gân dạng duỗi ngón cái đó là do thói quen cử động cổ tay lặp đi lặp lại. Nhiều người phải xoay hoặc vặn cổ tay liên tục trong một ngày, đó có thể là do thói quen sinh hoạt hoặc đặc thù công việc của mỗi người. Nhìn chung, thói quen này có thể dẫn tới tình trạng viêm xảy ra ở bao gân cổ tay, khiến mọi vận động trở nên khó khăn hơn.
  • Ngoài ra, hội chứng De Quervain cũng có thể xảy ra đối với người có tiền sử mắc bệnh thoái hóa hoặc thấp khớp. Đó là lý do vì sao chúng ta nên chủ động theo dõi và điều trị các vấn đề liên quan tới xương khớp, gân… Về lâu về dài, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày

Triệu chứng lâm sàng

  • Đau và sưng ở cổ tay gần gốc ngón tay cái
  • Gặp khó khăn trong việc cử động ngón tay cái và cổ tay khi làm những việc nặng  liên quan đến vận động bàn tay hay cổ tay.
  • Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không được điều trị, cơn đau có thể lan rộng ra ngón tay cái, lan lên cẳng tay.
  • Véo, nắm và các cử động khác của ngón tay cái và cổ tay sẽ làm đau tăng
  • Test Finkelstein: gấp ngón cái và khép về phía ngón 5 vào trong lòng bàn tay. Nắm các ngón tay trùm lên ngón cái. Uốn cổ tay về phía xương trụ. Nếu thấy đau chói vùng gân dạng dài và gân duỗi ngắn ngón cái hoặc ở gốc ngón cái là dấu hiệu dương tính của nghiệm pháp
Triệu chứng lâm sàng của hội chứng De Quervain
Triệu chứng lâm sàng của hội chứng De Quervain

Những biện pháp điều trị hội chứng de quervain.

  • Nếu có thể, bạn nên hạn chế vận động các động tác liên quan đến ngón cái và phần cổ tay.
  • Bạn có thể dùng nẹp cổ tay và nẹp ngón cái.
  • Áp dụng một số biện pháp điều trị vật lý trị liệu.
  • Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol hoặc thuốc giảm đau chống viêm không Steroid.
  • Ngoài ra, bạn có thể tiêm Steroid hoặc huyết tương giàu tiểu cầu bao gân.

Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật chính là biện pháp hiệu quả nhất. Đối với hội chứng de quervain, khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng thì việc phẫu thuật mới có thể chữa khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Thời gian phẫu thuật rất nhanh nên bạn không cần phải lo lắng về những phiền toái khi phải nhập viện theo dõi mà bạn hoàn toàn có thể tự theo dõi tại nhà.

Việc phẫu thuật cho một ca bệnh mắc hội chứng de quervain không quá phức tạp. Trong quá trình phẫu thuật, sẽ giải phóng sự chèn ép, rồi cuối cùng là cắt bỏ những phần bị viêm xơ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như việc có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh viêm gân de quervain thì bạn nên đến bệnh viện hoặc những cơ sở uy tín để thực hiện phẫu thuật.

Việc phẫu thuật cho một ca bệnh mắc hội chứng de quervain không quá phức tạp
Việc phẫu thuật cho một ca bệnh mắc hội chứng de quervain không quá phức tạp

Các phương pháp không dùng thuốc

– Giảm hoặc ngừng vận động cổ tay và ngón tay cái (thường 4 – 6 tuần).

– Trường hợp sưng đau nhiều nên dùng băng nẹp cổ tay và ngón cái liên tục trong 3 – 6 tuần ở tư thế cổ tay để nguyên, ngón cái dạng 45 độ so với trục xương quay và gấp 10 độ.

– Chườm lạnh.

– Điều trị bằng sử dụng laser màu, siêu âm, xung điện kích thích thần kinh qua da (TENS – transcutaneous elactrical nerve stimulation) để giảm đau, chống viêm.

Các phương pháp điều trị hội chứng De Quervain không dùng thuốc
Các phương pháp điều trị hội chứng De Quervain không dùng thuốc

Dùng thuốc

– Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ: thuốc diclofenac dạng bôi: bôi 2-3 lần/ngày

– Thuốc giảm đau: acetaminophen (Paracetamol).

– Thuốc chống viêm không steroid đường uống.

– Tiêm corticoid trong bao gân De Quervain. Cần tránh tiêm vào mạch máu. Do vậy tốt nhất là nên tiêm corticoid dưới hướng dẫn của siêu âm do tính chính xác, độ an toàn cao. Chỉ các bác sĩ được đào tạo chuyên khoa khớp mới được tiêm corticoid trong bao gân vì có nguy cơ đứt gân khi tiêm vào gân hay nhiễm trùng.

Dùng thuốc
Dùng thuốc

Điều trị ngoại khoa

Chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả. Can thiệp phẫu thuật tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không cọ xát vào đường hầm. Sau mổ, có thể tham gia phục hồi chức năng. Sau khi cắt chỉ, tập các bài tập chủ động để tăng dần biên độ và sức mạnh của các cơ.

Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa

Phòng ngừa hội chứng De quervain

  • Tránh các hoạt động bàn tay, cổ tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài, đặc biệt các động tác phải thường xuyên gồng ngón tay cái.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Thực hiện các bài tập cho gân khớp vùng cổ tay.
  • Không nên xoa bóp rượu thuốc, dầu nóng vì dễ làm tình trạng viêm nặng thêm.
  • Không nên nắn bẻ khớp vì sẽ làm tổn thương thêm gân khớp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là phụ nữ khi mang thai, sau sinh.
  • Bổ sung canxi, sữa và các chế phẩm từ sữa…
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Báo ngay cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm
  • Sau khi hết bệnh, không nên tiếp tục các công việc cần đến lực của tay quá nhiều, vì bệnh có nguy cơ tái phát.
Bổ sung canxi, sữa và các chế phẩm từ sữa…để phòng ngừa hội chứng De Quervain
Bổ sung canxi, sữa và các chế phẩm từ sữa…để phòng ngựa hội chứng De Quervain

5 bài tập tại nhà dành cho người mắc hội chứng De quervain

Bài tập gập ngón tay

  • Bàn tay duỗi thẳng.
  • Gập từng ngón tay hướng về phía lòng bàn tay, giữ vài giây.
  • Duỗi thẳng ngón tay lại như ban đầu.
  • Thực hiện lần lượt với tất cả các ngón tay.

Bài tập uốn cong ngón tay cái

  • Duỗi thẳng bàn tay.
  • Uốn cong ngón tay cái, chạm vào gốc ngón tay út và giữ vài giây.
  • Duỗi thẳng tay lại như ban đầu.
  • Thực hiện mỗi bên tay 10 lần.

Bài tập uốn ngón tay trên bàn

  • Bàn tay duỗi thẳng, đặt cạnh ngón út của bàn tay lên bàn và ngón tay cái hướng lên trên.
  • Ngón tay cái giữ nguyên vị trí, 4 ngón tay còn lại gập vào trong để tạo thành hình chữ L.
  • Giữ tư thế trong vài giây rồi duỗi thẳng các ngón tay về lại ban đầu.
  • Mỗi bên tay thực hiện động tác 10 lần.

Có thể bạn muốn biết:

Ngón tay lò xo – 99+ thông tin nên biết về bệnh này

Phổ biến kiến thức y khoa về bệnh lý ngón tay cò súng

Bài tập uốn ngón tay trên bàn

  • Bàn tay duỗi thẳng, đặt cạnh ngón út của bàn tay lên bàn và ngón tay cái hướng lên trên.
  • Ngón tay cái giữ nguyên vị trí, 4 ngón tay còn lại gập vào trong để tạo thành hình chữ L.
  • Giữ tư thế trong vài giây rồi duỗi thẳng các ngón tay về lại ban đầu.
  • Mỗi bên tay thực hiện động tác 10 lần.

Bài tập bóp quả bóng

  • Đặt 1 quả bóng cao su/tennis vào lòng bàn tay.
  • Bóp bóng và giữ nguyên tư thế như vậy trong 10 giây.
  • Đưa tay về lại vị trí ban đầu.
  • Thực hiện động tác 15 lần cho mỗi bên tay.

Khi luyện tập các bài tập trên, cần chú ý một vài điều sau:

  • Thực hiện các động tác nhẹ nhàng và theo đúng hướng dẫn.
  • Song song với tập luyện nên xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Phân bổ thời gian và dạng bài tập hợp lý mỗi ngày.
  • Sau khi luyện tập nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
5 bài tập tại nhà dành cho người mắc hội chứng De quervain
5 bài tập tại nhà dành cho người mắc hội chứng De quervain

Kết luận

Với những chia sẻ trên, hy vọng đã cung cấp tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về bệnh viêm bao gân. Mong rằng sẽ giúp bạn tìm được cách chăm sóc móng an toàn. Nếu gặp vấn đề liên quan đến bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng tình trạng và chăm sóc tốt nhất.

Bạn đọc cần được giải đáp thêm về vấn đề sức khỏe hoặc muốn được tư vấn miễn phí thì vui lòng liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
  •  Điện thoại: 0763 237 138
  •  Zalo: 0763 237 138