Nếu vào một ngày đó, khi thức dậy ngón tay trở nên đơ cứng, khó cử động bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Giả sử như bệnh ngón tay lò xo xuất hiện khi bạn cần phải làm những việc liên quan đến cơ tay nhiều hơn. Vậy liệu rằng ngón tay lò xo có phải bệnh nguy hiểm không?
Ngón tay lò xo hay trong y học còn gọi là ngón tay cò súng. Bệnh ngón tay lò xo gây cản trở trong việc cử động, gấp duỗi ngón tay một cách khó khăn. Tại vị trí đó, lớp bao gân gấp bị sưng viêm, mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết hơn qua phần dưới đây của bài viết.
Tìm hiểu về ngón tay lò xo
Mổ ngón tay lò xo có khó thực hiện hay không? Thời điểm nào cần mổ ngón tay lò xo? Để có thể trả lời được cụ thể những vấn đề đó trước tiên cần tìm hiểu về ngón tay lò xo là gì?
Ngón tay lò xo hay còn là ngón tay cò súng (Trigger finger) là một triệu chứng xảy ra phổ biến dù ở bất cứ lứa tuổi nào. Nhưng không vì thế mà người bệnh chủ quan trong quá trình điều trị bệnh. Bởi vì ngón tay lò xo có tác động rất lớn đến cơ chế hoạt động của tay. Biểu hiện rõ nhất khi vị trí ngón tay bị sưng viêm, tắc nghẽn, việc gập duỗi ngón trở nên khó khăn hơn thường lệ.

Triệu chứng của hội chứng ngón tay lò xo
Bạn sẽ nhân biết được mình mắc phải hội chứng ngón tay lò xo nếu bạn có một trong những triệu chứng dưới đây:
- Bạn cảm thấy tay mình bị sưng, hoặc khi sờ trực tiếp có thể nhận thấy cục viêm xơ trên gân gấp ngón tay. Khi gấp duỗi ngón tay, bạn có thể cảm nhận cục viêm xơ đang di động.
- Ngón tay của bạn bị đau, hoặc trong tư thế bị kẹt khi gấp hoặc duỗi ngón tay.
- Ngoài ra, để nhận biết được hội chứng ngón tay lò xo, bạn cũng có thể thử biện pháp siêu âm đầu dò với tần số 7,5-20 NHZ để phát hiện vị trí gân dày lên và có phần dich bao quanh.

Chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến ngón tay lò xo
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngón tay lò xo luôn len lỏi trong cuộc sống thường ngày mà chúng ta ít để tâm đến. Theo khảo sát thống kê, một số nguyên dẫn dẫn đến ngón tay lò xo (Trigger finger) xuất hiện là do:
- Việc cử động ngón tay quá tải khiến cho sợi dây gân bị quá tải, không được nghỉ ngơi dẫn đến hiện tượng sưng viêm. Cũng giống như một chiếc xe máy nếu chạy một quãng đường dài mà không được bảo dưỡng sẽ dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng.
- Ngón tay lò xo dễ mắc phải hơn đối với những người từng bị chấn thương.
- Ngoài ra, một số bệnh nền cũng là cơ sở để hình thành nên tình trạng ngón tay lò xo.

Những yếu tố rủi ro gây nên ngón tay lò xo
Một số các yếu tố rủi ro có thể làm gia tăng nguy cơ gây nên tình trạng ngón tay lò xo bao gồm:
- Độ tuổi: tình trạng này thường phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 40 – 60.
- Giới tính: bệnh ngón tay lò xo thường phổ biến ở phụ nữ.
- Tình trạng sức khỏe: sẽ nguy hiểm hơn nếu mắc các bệnh như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh suy giáp.
- Tính chất công việc: các công việc phải cử động mạnh tại các ngón tay, chẳng hạn như nông dân, thợ may hoặc công nhân công nghiệp, sẽ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Chấn thương: đối tượng từng bị chấn thương ngón tay hoặc gân ngón tay sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh
Ngón tay lò xo có nguy hiểm không?
Ngón tay lò xo có nguy hiểm không dần trở thành tâm điểm khiến cho người bệnh lo lắng. Ngón tay lò xo có phải bệnh nguy hiểm không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động khác. Nhưng phần lớn, vẫn là phương pháp chữa trị bệnh ngón tay lò xo đã thực sự phù hợp hay chưa? Thời gian bệnh xuất hiện cũng như thể trạng sức khỏe của bệnh nhân là nhân tố tác động nhiều đến quá trình cải thiện bệnh tình.

Cách phương pháp điều trị bệnh ngón tay lò xo
Để có thể lý giải rõ về vấn đề ngón tay lò xo có nguy hiểm không thì người bệnh phải có sự chủ động trong cách chữa trị. Đừng mải mê đợi chờ cho đến khi bệnh ngón tay cò súng tự khỏi hay đến khi bệnh trở nặng sẽ rất khó điều trị.
Sau đây là một số phương pháp cơ bản để áp dụng khi xảy ra tình trạng ngón tay cò súng xuất hiện:
Phương pháp 1
Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi, đặc biệt tại vị trí ngón tay cò súng xuất hiện. Đây không chỉ là một phương pháp đơn giản mà còn giúp rút ngắn thời gian phục hồi vết thương.
Phương pháp 2
Tuyệt đối không được mang vác vật nặng, cử động hay va chạm mạnh. Điều này làm tổn thương lớp bao gân hơn, có khả năng làm cho vị trí sưng viêm bị dày lớp gân lên.
Phương pháp 3
Dùng nẹp để định hình vị trí cò súng trở về tư thế duỗi thẳng ngón. Nhưng người bệnh cần phải cẩn thận khi sử dụng nẹp tránh cử động mạnh.
Phương pháp 4
Có thể tác dụng nhiệt đến tại vùng bao gân sưng viêm, để làm dịu đi sự đau nhức của người bệnh. Phương pháp này rất dễ để thực hiện và người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà. Bệnh ngón tay lò xo có nguy hiểm không là sự quyết định vẫn nằm ở cách theo dõi và điều trị của từng người có phù hợp hay chưa. Ngoài phương pháp tác dụng nhiệt bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp khác.
Phương pháp 5
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ giảm đau nhưng phải tuân theo sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ có trình độ chuyên môn.
Phương pháp 6
Sau khi áp dụng nhiều phương pháp điều trị ngón tay cò súng nhưng không khả quan thì người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật. Trước khi triển khai phương pháp này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh ngón tay lò xo có nguy hiểm không thông qua một thủ thuật đơn giản. Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp giải phóng lớp bao gân bị chèn ép cho người bệnh, giúp rút ngắn quãng thời gian điều trị.

Mổ ngón tay lò xo được thực hiện khi nào?
Điều trị ngón tay lò xo đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như nắm rõ mức độ của bệnh chính là yếu tố then chốt. Sau khi áp dụng nhiều phương pháp vật lý trị liệu cũng như những bài tập cơ bản liên quan đến ngón tay cò súng. Kết quả vẫn không khả quan hơn, khi đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vị trí vết thương của người bệnh. Và thực hiện mổ ngón tay lò xo đối với tình trạng bệnh ở giai đoạn nguy cấp.
Quy trình thực hiện mổ ngón tay lò xo
Có lẽ, đây chính là chuyên mục được quan tâm đến nhiều nhất. Khi người bệnh được bác sĩ đề xuất mổ ngón tay lò xo nhằm chấm dứt tình trạng đau nhức kéo dài. Hơn nữa, nếu để bệnh phát triển lâu hơn, sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngón tay có nguy cơ bị dị tật, hình thành nên những vết sẹo trở thành rào cản lớn đối với bệnh nhân.
Các bước tiến hành khi mổ ngón tay lò xo được thực hiện như sau:
- Mổ ngón tay lò xo không ảnh hưởng nhiều đến như các bệnh tim, phổi, tiểu đường…. Vì vậy, bước xét nghiệm máu không nhất thiết phải thực hiện.
- Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ vết thương bằng cách siêu âm vị trí ngón tay bật, với tần số từ 7,5 – 20 NHZ. Hoặc khám sàng lọc nơi vị trí ngón tay lò xo bị khóa cứng.
- Tiếp đến, có thể sử dụng tia hồng ngoại để tác động đến vùng ngón tay bật bị sưng đỏ.
- Bác sĩ quan sát nhận định tình trạng của người bệnh để có thể kê một số loại thuốc dùng để bôi vào vết thương.
- Sau đó, sẽ tiến hành thực hiện mổ ngón tay lò xo khi đã được tiêm thuốc tê dưới sự chỉ định của bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
- Thời gian thực hiện ca mổ ngón tay lò xo tùy thuộc vào thể trạng người bệnh có thể dao động từ 30 đến 60 phút.
- Khi kết thúc việc mổ ngón tay bật, người bệnh cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để khôi phục sức khỏe một cách hiệu quả.

Biện pháp phẫu thuật ngón tay lò xo là gì?
Phẫu thuật ngón tay lò xo để giải phóng gân khỏi bao gân khi tình trạng này được thực hiện trong ngày, được gây tê tại chỗ. Phẫu thuật là biện pháp có tỷ lệ thành công cao và bệnh nhân có thể sử dụng bàn tay bình thường trở lại sau khi tình trạng bệnh hồi phục.
Có 2 hình thức phẫu thuật ngón tay lò xo đó là phẫu thuật mở và giải phóng qua da.
Giải phóng mở phẫu thuật ngón tay lò xo
Biện pháp phẫu thuật tiêu chuẩn cho ngón tay lò xo được gọi là phẫu thuật mở. Khi phẫu thuật, một vết rạch nhỏ (một cm) được thực hiện trong lòng bàn tay nơi gân bị kẹt. Có một số lựa chọn để gây mê, thường là gây tê cục bộ. Ưu điểm khi gây tê cục bộ là người bệnh có thể uốn cong ngón tay của họ sau khi thực hiện phẫu thuật để bảo đảm rằng vấn đề đã giải quyết.
Sau phẫu thuật mở hầu như bác sĩ phẫu thuật sẽ khuyến khích vận động ngón tay ngay lập tức, nhưng hạn chế điều tiết lên vết mổ (vì vậy bạn cần tránh mang vật nặng). Việc cử động ngón tay cần được thực hiện ngay lập tức.
Phẫu thuật ngón tay lò xo qua da
Sau khi gây tê lòng bàn tay người bệnh, bác sĩ sẽ dùng một cây kim đưa vào mô xung quanh gân bị ảnh hưởng. Di chuyển kim và ngón tay giúp phá vỡ sự co thắt đang cản trở cử động trơn tru của gân. Phương pháp trị liệu này được thực hiện khi siêu âm cho nên bác sĩ có thể nhìn thấy đầu kim nằm dưới da, bảo đảm bao gân mở ra mà không bị tổn thương gân hay các dây thần kinh lân cận.

Những lưu ý sau khi mổ ngón tay lò xo
- Đầu tiên, người bệnh cần phải dưỡng thương, nghỉ ngơi hợp lí. Như vậy, vết thương sau khi mổ mới có thể nhanh chóng được phục hồi.
- Kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, nếu như gặp phải tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi phẫu thuật. Cần bổ sung các chất giàu canxi có trong hải sản, sữa, …và ăn thêm rau củ quả để đủ chất dinh dưỡng.
- Cần thận trọng trong việc chăm sóc vết thương sau khi mổ ngón tay cò súng. Thay băng thường xuyên để hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái diễn.
Có thể bạn quan tâm:
Một số bài tập ngón tay lò xo có thể thực hiện tại nhà
Dưới đây sẽ là 6 bài tập ngón tay lò xo bạn có thể kết hợp điều trị tại nhà để nhanh lấy lại một đôi bàn tay xinh xắn, khoẻ mạnh.
Bài tập 1
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy đặt một tờ giấy (có thể thay thế bằng khăn nhỏ) trong lòng bàn tay của mình.
Bước 2: Tiếp theo, bạn sử dụng ngón tay dùng mọt lực để bóp và chà giấy (hoặc khăn) thành một quả bóng nhỏ nhất có thể. Tiếp đó, hãy cố gắng giữ vị trí này trong vài giây.
Bước 3: Kế tiếp, bạn hãy từ từ duỗi thẳng ngón tay của mình.
Hãy cố gắng lặp lại động tác trên 8-10 lần mỗi lần tập và luyện tập ít nhất 2 lần/ngày nhé!
Bài tập 2
Bước 1: Đầu tiên, hãy tạo ngón tay cái và ngón tay trỏ thành hình chữ O, giữ trong vòng 3-5 giây.
Bước 2: Tiếp theo, hãy thả lỏng tay về vị trí ban đầu và lặp lại tạo hình chữ O.
Hãy cố gắng lặp lại động tác trên 8-10 lần mỗi lần tập và luyện tập ít nhất 2 lần/ngày nhé!
Bài tập 3
Bước 1: Lật ngửa và duỗi thẳng bàn tay của bạn.
Bước 2: Hãy dùng tay còn lại để uốn 4 ngón (trừ ngón cái) theo hướng đi xuống.
Bước 3: Bạn thả lỏng tay và cho tay về vị trí ban đầu.
Bước 4: Tiếp tục dùng tay còn lại uốn 4 ngón tay theo hướng vào lòng bàn tay.
Hãy cố gắng lặp lại động tác trên 8-10 lần mỗi lần tập và luyện tập ít nhất 2 lần/ngày nhé!

Bài tập 4
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy xác định và xoa nhẹ gốc ngón tay bị tình trạng ngón tay lò xo.
Bước 2: Kế tiếp, bạn hãy nắm bàn tay lại thành nắm đấm, giữ lại trong vòng 5-10 giây và sau đó mở bàn tay ra như trạng thái bình thường.
Hãy cố gắng lặp lại động tác trên 8-10 lần mỗi lần tập và luyện tập ít nhất 2 lần/ngày nhé!
Bài tập 5
Bước 1: Hãy để bàn tay bạn lên một mặt phẳng cố định, các ngón tay duỗi thẳng.
Bước 2: Dùng tay còn lại nhấc lên ngón tay bị lò xo lên theo phương thẳng đứng. Hãy cố gắng nhấc ngón tay đó càng cao càng tốt bạn nhé. Giữ tư thế này trong vài giây rồi thả xuống.
Hãy cố gắng lặp lại động tác trên 8-10 lần mỗi lần tập và luyện tập ít nhất 2 lần/ngày nhé!
Bài tập 6
Bước 1: Bạn hãy duỗi thẳng toàn bộ bàn tay và dang rộng từng ngón tay ra hết mức có thể.
Bước 2: Hãy tiến hành cong từng ngón tay sao cho ngón tay chạm vào lòng bàn tay.
Bước 3: Duỗi thẳng ngón tay trở về trạng thái ban đầu.
Hãy cố gắng lặp lại động tác trên 8-10 lần mỗi lần tập và luyện tập ít nhất 2 lần/ngày nhé!

Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh ngón tay lò xo. Mong rằng qua bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích, có giá trị. Hãy đi khám và điều trị ngay lập tức nếu bạn có những biểu hiện như trên.
Ngón tay lò xo hay ngón tay cò súng là một trường hợp dễ gặp phải ở nhiều đối tượng. Nhất là người làm việc cần sử dụng đến bàn tay nhiều, người lớn tuổi, ít vận động,… Để điều trị bệnh ngón tay lò xo không mất quá nhiều thời gian, tiểu phẫu không quá phức tạp. Tuy nhiên chúng ta nên phòng tránh và ngăn ngừa nó.
Mọi thông tin thắc mắc về tình trạng ngón tay của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn điều trị kịp thời, hiệu quả.
- Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
- Email: bsvuitinh.com@gmail.com
- Điện thoại: 0763 237 138
- Zalo: 0763 237 138